Văn bản theo cơ quan ban hành: Bộ GDĐT

STT Số kí hiệu Ngày ban hành Trích yếu File đính kèm
51 2115/QĐ-BGDĐT 13/06/2013 Quyết định về việc ban hành điều lệ giải bóng đá sinh viên toàn quốc VTC Cup Yamaha năm 2013
52 2204/QĐ-BGDĐT 20/06/2013 Quyết định ban hành điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi môn giáo dục quốc phòng - an ninh, cấp THPT toàn quốc lần thứ I năm 2013
53 2502/QĐ-BGDĐT 10/07/2013 Giao Vụ Giáo dục dân tộc giúp Bộ trưởng quản lý, chỉ đạo, kiểm tra các trường Dự bị ĐH Dân tộc TW, Sầm Sơn, Nha Trang, TP.HCM, Hữu nghị T78 và Hữu nghị..
54 2743/QĐ-BGDĐT 29/07/2013 Ban hành danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần hợp nhất được ban hành trước ngày 01/7/2012 thuộc phạm vi và trách nhiệm Bộ GD&ĐT
55 2946/QĐ-BGDĐT 12/08/2013 Quyết định về việc thành lập tổ công tác thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg
56 83/QĐ-HTT 26/08/2013 Quyết định ban hành Điều lệ “Hội thi Sinh viên Văn Thể Mỹ - 2013” (U-LEAGUE IV- 2013)
57 3340/QĐ-BGDĐT 27/08/2013 Phê duyệt 03 chương trình thí điểm đào tạo tiếng Anh tăng cường trung cấp chuyên nghiệp các ngành Du lịch, Điều dưỡng, Công nghệ thông tin
58 3704/QĐ-BGDĐT 09/09/2013 Ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 của ngành Giáo dục
59 3950/QĐ-BGDĐT 15/09/2013 Quyết định ban hành Điều lệ Hội thi Thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ V – 2013
60 3912/QĐ-BGDĐT 15/09/2013 Quyết định ban hành Điều lệ giải Cầu lông Người Giáo viên nhân dân toàn quốc lần thứ V-2013
61 4982/QĐ-BGDĐT 23/10/2013 Quyết định ban hành quy chế quản lý chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
62 5004/QĐ-BGDĐT 24/10/2010 Quyết định về việc ban hành Quy chế Hội thao Giáo dục quốc phòng – an ninh học sinh cấp THPT
63 1955/QĐ-BGDĐT 29/05/2014 Quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2014-2015 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
64 3535/QĐ-BGDĐT 08/09/2014 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
65 945/QĐ-BGDĐT 26/03/2015 Quyết định đính chính Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
66 1100/QĐ-BGDĐT 05/04/2015 Quyết định thành lập Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Đà Nẵng
67 1878/QĐ-BGDĐT 01/06/2016 Quyết định Về việc ban hành Thể lệ cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4
68 2571/BGDĐT-CNTT 31/05/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh sách máy tính cầm tay được đem vào phòng thi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016
69 2705/QĐ-BGDĐT 28/07/2015 Quyết định v/v xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015
70 8756/BGDĐT-PC 15/10/2009 Khảo sát dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục
71 10/2007/QĐ-BGDĐT 23/04/2007 Ban hành Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành kinh tế- quản trị kinh doanh trình độ cao đẳng
72 19/2007/QĐ-BGDĐT 29/05/2007 Ban hành Bộ chương trình khung giáo dục đại họckhối ngành khoa học quân sự trình độ đại học
73 20/2007/QĐ-BGDĐT 29/05/2007 Ban hành Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối ngành khoa học an ninh trình độ đại học
74 49/2007/QĐ-BGDĐT 28/08/2007 an hành Chương trình Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lývề giáo dục hoà nhập học sinh tàn tật, khuyết tật cấp trung học cơ sở
75 53/2007/CT-BGDĐT 06/09/2007 Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2007 – 2008
76 75/2007/QĐ-BGDĐT 11/12/2007 Ban hành Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế cho cán bộ pháp chế ngành giáo dục
77 01/2008/QĐ-BGDĐT 08/01/2008 Ban hành Quy định về bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp
78 02/2008/QĐ-BGDĐT 21/01/2008 Ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
79 04/2008/QĐ-BGDĐT 03/02/2008 Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học
80 05/2008/QĐ-BGDĐT 04/02/2008 Ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy
81 9654/BGDĐT-GDTrH 09/09/2007 Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo; Các trường trung cấp chuyên nghiệp

Từ năm học 2006-2007, đồng thời với việc thực hiện Chỉ thị 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động “Hai không”, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục, các trường học tăng cường giúp đỡ học sinh học lực yếu kém và chủ trương xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) 2 lần. So với trước đây, số học sinh xếp loại học lực yếu kém và học sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT, BTTHPT tăng lên.

Để tiếp tục thực hiện chủ trương giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém và giải quyết nhu cầu học tập của những học sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT, BTTHPT, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và dạy nghề thực hiện tốt một số công tác sau đây:

1. Về việc rà soát và giúp đỡ học sinh học lực yếu kém

a) Rà soát phân loại học lực của học sinh từ đầu năm học.

Đối với cấp Tiểu học, từ đầu năm học 2007-2008, Hiệu trưởng giao cho giáo viên các lớp tiến hành kiểm tra viết các môn Tiếng Việt và Toán, từ kết quả kiểm tra tiến hành phân loại học lực của học sinh, xác định những học sinh thuộc loại yếu và loại kém.

Đối với cấp THCS và cấp THPT, từ đầu năm học 2007-2008, Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra viết các môn Ngữ văn, Toán, từ kết quả kiểm tra tiến hành phân loại học lực của học sinh, xác định những học sinh thuộc loại yếu và loại kém.

Việc ra đề kiểm tra cần bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình mà học sinh vừa hoàn thành ở năm học trước, thông qua kiểm tra phải phân loại được và đúng học lực học sinh.

b) Giúp đỡ học sinh loại yếu và loại kém.

- Trên cơ sở rà soát phân loại học lực của học sinh, nhà trường họp với gia đình học sinh học lực yếu, kém để thông báo tình hình và bàn biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập.

- Căn cứ tình hình cụ thể của nhà trường, Hiệu trưởng lấy ý kiến giáo viên chủ nhiệm và các tổ chuyên môn để lựa chọn hình thức giúp đỡ học sinh yếu kém cho phù hợp. Cần lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao để phụ đạo cho học sinh học lực yếu, kém.

2. Về giải quyết nhu cầu học tập của học sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT

Cần tạo điều kiện cho những học sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT, BTTHPT trong các kỳ thi vừa qua nếu có nguyện vọng được tiếp tục học tập văn hoá với các hình thức khác nhau hoặc được học nghề, học TCCN theo nguyện vọng.

a) Trách nhiệm của các Sở GD&ĐT:

Thông báo cho học sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT, BTTHPT vừa qua và cả những năm trước biết chủ trương về giải quyết nhu cầu học tập của học sinh:

- Các trường THPT có trách nhiệm tiếp nhận học sinh phổ thông chưa đỗ tốt nghiệp có nguyện vọng được học lưu ban lớp 12 hoặc học dự thính một số môn học vào thời gian thích hợp. Nếu số lượng học sinh xin học dự thính quá đông, các trường THPT có thể tổ chức lớp riêng sau khi thoả thuận với gia đình học sinh về kế hoạch ôn tập, biện pháp quản lý học sinh và trách nhiệm bảo đảm học tập cho học sinh. Nếu nhu cầu học lưu ban, dự thính của học sinh vượt quá khả năng giải quyết của các trường, các Sở GD&ĐT cần đề xuất phương án để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo giải quyết.

- Các Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) có trách nhiệm tiếp nhận học sinh thuộc diện này vào học với những hình thức phù hợp.

- Các trường THPT, các Trung tâm GDTX có trách nhiệm tạo điều kiện cho những học sinh, học viên tự ôn tập được đăng kí dự thi tốt nghiệp lớp 12 vào năm học 2007-2008 một cách thuận lợi.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan, các cơ sở đào tạo TTCN, dạy nghề tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện để thu hút tối đa những học sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT, BTTHPT vào học TCCN hoặc học nghề.

b) Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo TCCN và dạy nghề:

Các cơ sở đào tạo TCCN và dạy nghề cần tăng cường tuyển học sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT, BTTHPT (với yêu cầu tuyển sinh trình độ THCS) và giảm nội dung chương trình các môn văn hoá mà học sinh đã đạt yêu cầu khi học THPT, BTTHPT.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đào tạo TCCN, dạy nghề triển khai thực hiện các công tác nói trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo với Bộ GD&ĐT để giải quyết.
82 9793/BGDĐT-GDCN 12/09/2007 Kính gửi: Các sở Giáo dục và Đào tạo; Các trường trung cấp chuyên nghiệp; Các cơ sở giáo dục khác có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

Theo thống kê kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), bổ túc trung học phổ thông (BTTHPT), năm học 2006-2007 trên cả nước có hơn 400.000 học sinh thi trượt tốt nghiệp lần đầu. Kết quả thi lại lần thứ hai còn trên 240.000 học sinh chưa tốt nghiệp THPT (chưa kể số học sinh bỏ học giữa chừng các lớp 10, 11 và 12).

Căn cứ theo tình hình thực tế, để tạo thêm cơ hội cho người học, giúp học sinh trở thành người lao động có nghề nghiệp và có thể học lên trong tương lai; căn cứ ý kiến đề xuất của nhiều sở Giáo dục và Đào tạo về nguyện vọng của các học sinh không đỗ tốt nghiệp THPT hoặc bỏ học giữa chừng các lớp 10, 11 và 12 muốn học trong các trường Trung cấp chuyên nghiệp(TCCN), Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác tuyển sinh và đào tạo những đối tượng trên như sau:

1. Hướng dẫn chung

1.1. Đối tượng người học:

Người học được áp dụng để xem xét tiếp nhận vào học TCCN theo văn bản này là những công dân Việt Nam hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có nhu cầu học tập và có đủ sức khỏe theo yêu cầu của ngành học, gồm các đối tượng sau:

a) Đã tham dự các kỳ thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT nhưng chưa được công nhận tốt nghiệp;

b) Đã theo học THPT hoặc bổ túc văn hóa THPT, nhưng vì lý do riêng phải nghỉ học giữa chừng.

1.2. Đối với các cơ sở giáo dục TCCN (sau đây gọi là các trường):

a) Các trường được tiếp nhận hồ sơ, tuyển chọn các đối tượng nêu tại khoản 1.1, mục 1 của văn bản này vào học khi đảm bảo các điều kiện sau:

- Có chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng tiếp nhận. Miễn trừ những nội dung kiến thức của các môn học mà người học đã học trong trường phổ thông và có kết quả điểm tổng kết đạt yêu cầu (từ 5,0 điểm trở lên). Việc miễn trừ do người đứng đầu các trường TCCN xem xét, quyết định trên cơ sở tư vấn của Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng khoa học và đào tạo hoặc Hội đồng trường.

- Việc xem xét tiếp nhận đối tượng nêu tại khoản 1.1, mục 1 của văn bản này được tiến hành theo nguyên tắc ưu tiên tuyển sinh các đối tượng đủ điều kiện theo quy chế tuyển sinh hiện hành, nếu còn chỉ tiêu thì mới xét tuyển các đối tượng nói trên, sao cho số lượng tuyển không vượt quá chỉ tiêu đào tạo đã đăng ký và đã được phê duyệt trong năm.

- Việc xem xét ưu tiên các đối tượng trong tuyển sinh và hình thức tuyển sinh tiếp nhận người học vào các hệ đào tạo được thực hiện theo quy chế tuyển sinh hiện hành (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp).

2. Xác định hệ đào tạo và phương án tiếp nhận

Để xác định thời gian đào tạo cho người học (hệ tuyển), các trường căn cứ vào đối tượng cụ thể, xây dựng các tiêu chí tiếp nhận theo một trong các phương án sau đây:

2.1. Đối với học sinh đã dự thi tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT nhưng chưa được công nhận tốt nghiệp, có thể xem xét tiếp nhận vào học TCCN khoá đào tạo 2 năm cộng với từ 3 tháng đến 6 tháng theo một trong các phương án tuyển sinh như sau:

a) Kết quả học tập trong học bạ lớp 12 THPT hoặc bổ túc THPT của các môn văn hoá theo yêu cầu tuyển sinh của ngành học như yêu cầu đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (điểm tổng kết của các môn học này phải từ 5,0 điểm trở lên);

b) Điểm số đạt được trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT của các môn văn hoá mà chương trình khung hiện hành đã quy định đối với hệ tuyển từ THCS (điểm thi tốt nghiệp của các môn học này phải từ 5,0 điểm trở lên). Những môn văn hóa mà chương trình khung có quy định đối với ngành học nhưng không phải là môn thi tốt nghiệp của năm đó thì có thể xem xét điểm tổng kết của môn học này trong học bạ THPT hoặc bổ túc THPT.

- Ngoài những nội dung được quy định trong chương trình khung TCCN hiện hành đối với hệ đào tạo hệ 2 năm, chương trình đào tạo dành cho đối tượng quy định tại khoản 2.1, mục 2 của văn bản này phải được ôn tập, bồi dưỡng những nội dung kiến thức văn hóa cần thiết nhằm đảm bảo trình độ văn hóa để học sinh có thể tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Nội dung ôn tập, bồi dưỡng kiến thức văn hóa do Hiệu trưởng nhà trường quyết định.

2.2. Đối với học sinh nghỉ học giữa chừng, việc xét tuyển dựa theo những tiêu chí xét tuyển đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp THCS mà nhà trường đang thực hiện.

a) Những học sinh chưa học xong chương trình lớp 10 THPT hoặc bổ túc THPT, chỉ được tiếp nhận vào học hệ đào tạo từ 3 năm đến 4 năm như đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.

b) Học sinh đang học dở chương trình lớp 11 hoặc 12 THPT hoặc bổ túc THPT các trường căn cứ vào đối tượng cụ thể để xây dựng các chương trình đào tạo, miễn trừ việc học lại những kiến thức mà học sinh đã có kết quả đạt yêu cầu. Việc thiết kế chương trình và tổ chức đào tạo phải đảm bảo nguyên tắc:

- Tùy theo đối tượng cụ thể mà nhà trường có thể thực hiện các phương án thời gian đào tạo như sau: 2 năm + 6 tháng; 2 năm + 9 tháng hoặc 3 năm, để đạt được mục tiêu đào tạo.

- Ngoài những nội dung được quy định trong chương trình khung TCCN hiện hành đối với hệ đào tạo hệ 2 năm, chương trình đào tạo dành cho đối tượng quy định tại điểm b, khoản 2.2, mục 2 của văn bản này phải được bổ sung những nội dung kiến thức văn hóa cần thiết và do Hiệu trưởng Quyết định. Nội dung kiến thức dạy bổ sung phải đảm bảo nâng cao trình độ văn hóa để học sinh có thể tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.

- Tùy theo nhu cầu, khả năng của học sinh và điều kiện cụ thể của mỗi trường, nhà trường có thể tạo điều kiện để cho các em học thêm văn hóa để có thể tham gia thi tốt nghiệp THPT vào năm sau. Điều này không bắt buộc với học sinh.

3. Tổ chức thực hiện

3.1. Các trường tạo mọi điều kiện để thu nhận những học sinh đã dự thi tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT nhưng chưa được công nhận tốt nghiệp và những học sinh bỏ học giữa chừng ở các lớp 10, 11 và 12 vào học TCCN, cần làm tốt các công việc sau:

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, tư vấn ngành nghề đào tạo trong trường và giúp các em sớm xác định động cơ để yên tâm học tập.

- Căn cứ vào chương trình cụ thể đã được thiết kế cho từng đối tượng, các trường xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức dạy học và đánh giá những nội dung kiến thức cần được bổ sung.

- Căn cứ năng lực đào tạo của trường; nhu cầu, đối tượng người học và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để có phương án tiếp nhận học sinh, tổ chức đào tạo đạt chất lượng và hiệu quả.

- Cần có các biện pháp phù hợp như xếp lớp học cùng nhóm đối tượng, tổ chức bồi dưỡng thêm các nội dung kiến thức cần thiết theo ngành nghề đào tạo, tăng cường đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thư viện để đảm bảo chất lượng đào tạo.

3.2. Các sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ tình hình thực tế ở địa phương tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để bố trí thêm kinh phí và chỉ tiêu cho các trường TCCN trên địa bàn để có điều kiện tiếp nhận những học sinh nói trên. Căn cứ nội dung hướng dẫn tại văn bản này và các văn bản pháp quy hiện hành về giáo dục TCCN để chỉ đạo, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường trên địa bàn (trường TW và địa phương) thực hiện có hiệu quả việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo đảm bảo chất lượng.

Trong quá trình triển khai thực hiện, có gì vướng mắc, các cơ sở kịp thời phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xử lý.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTg, BT. Nguyễn Thiện Nhân (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Uỷ ban VH TTN và NĐ của Quốc hội (để báo cáo);
- Ban Tuyên giáo TW (để báo cáo);
- Các sở GD&ĐT;
- Bộ, Ngành có trường đào tạo TCCN (để p/h);
- UBND các tỉnh/TP (để phối hợp);
- Các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT: TTr, Vụ PC, Vụ KH-TC,
Vụ ĐH&SĐH, Vụ GDTX, Vụ THPT, Vụ CT HSSV;
Cục KH&KĐCLGD;
- Lưu: VT, Vụ GDCN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC



Bành Tiến Long(đã ký)
83 13253/BGDĐT-HSSV 18/12/2007 Cập nhật ngày 25-12-2007 Bản in | Ghi xuống
Báo cáo về công tác khám sức khoẻ đầu vào cho học sinh, sinh viên

Số tư liệu: 13253/BGDĐT-HSSV
Ngày ban hành: 19-12-2007
Tệp đính kèm: phieukhaosat.doc
Thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới và Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Quy định về công tác khám sức khoẻ đầu vào cho học sinh, sinh viên trong các trường Đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Để có cơ sở xây dựng Quy định nói trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các trường báo cáo tình hình công tác khám sức khoẻ đầu vào cho học sinh, sinh viên (theo mẫu đính kèm).

Đề nghị các trường gửi báo cáo bằng văn bản và thư điện tử về Bộ trước ngày 05/ 01 /2008 theo địa chỉ: Vụ công tác học sinh, sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội.

Điện thoại/Fax: 04. 8694029; Email: ltkdung@moet.gov.vn.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN
PHÓ VỤ TRƯỞNG
(đã kí)
Lã Quý Đôn
84 13467/BGDĐT-VP 24/12/2007 Thực hiện yêu cầu của Website Chính phủ tại Công văn số 1056/WEBCP-BĐĐN ngày 13/12/2007 về việc trả lời ý kiến cụng dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo xin được báo cáo với Website Chính phủ như sau:

I. í kiến của công dân Đỗ Thị Tuyết, địa chỉ email: Tuyetstc@yahoo.com.vn, công tác tại Sở Tài chính Hà Nam có con sinh ngày 16/01/1995 hiện học lớp 7 cấp THCS, đang học trước một tuổi so với tuổi quy định về việc có được tiếp tục học và dự các kì thi, xét tốt nghiệp hay không?

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin được trả lời như sau:

1. Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:

- Tuổi của học sinh vào lớp sáu THCS: từ 11 đến 13 tuổi.

- Tuổi của học sinh vào lớp mười THPT: từ 15 đến 17 tuổi.

- Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp nếu được nhà trường đề nghị và theo các quy định sau: Học trước một tuổi do giám đốc sở giáo dục và đào tạo cho phép căn cứ vào đề nghị của phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện (đối với học sinh trường trung học có cấp học cao nhất là THCS) và đề nghị của trường trung học phổ thông có cấp THPT (đối với học sinh trường trung học có cấp THPT).

2. Điều 4 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 11/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều kiện dự xét công nhận tốt nghiệp THCS quy định: “Trường hợp học trước tuổi, học vượt lớp phải thực hiện theo quy định về học trước tuổi, học vượt lớp của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

3. Điều 3 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: “Người học được cấp có thẩm quyền cho phép vào học trước tuổi, học vượt lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì tuổi dự tuyển được giảm theo số năm đã được cho phép”.

Căn cứ vào các quy định trên, đối với trường hợp của con bà Đỗ Thị Tuyết được tiếp tục học và dự các kỳ thi, xét tốt nghiệp do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam quyết định theo thẩm quyền.

II. Ý kiến của công dân Nguyễn Phương Trang, email: trangnguyen@yahoo.com.vn, tại Công văn số 360/WEBCP-BĐĐN ngày 06/6/2007 hỏi cách xác định tính pháp lý về thời hạn của chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin được trả lời như sau:

Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân:

- Tại Điều 3, khoản 2 đã quy định: “Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc ban hành.”

- Tại Điều 9, quy định chung về nội dung văn bằng, chứng chỉ bao gồm các thông tin sau: Tiêu đề; Tên văn bằng, chứng chỉ; Tên cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ; Họ tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính, dân tộc của người được cấp văn bằng, chứng chỉ; Năm tốt nghiệp của người được cấp văn bằng, chứng chỉ; Số hiệu của văn bằng, chứng chỉ; Địa danh (tỉnh, thành phố nơi cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đặt trụ sở chính), ngày tháng năm cấp văn bằng, chứng chỉ; Tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ và đóng dấu theo quy định.

Như vậy, nội dung thông tin được phép ghi trong các loại chứng chỉ (ngoại ngữ, tin học) của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc ban hành không đề cập đến thông tin liên quan đến “thời hạn có giá trị” của chứng chỉ.

III. Ý kiến của công dân Trần Mai, địa chỉ email: tranmainu@yahoo.com.vn, tại Công văn số 324/WEBCP-BĐĐN ngày 23/5/2007 hỏi về chế độ trợ cấp thu hút đối với cán bộ, công nhân, viên chức và lao động thuộc ngành giáo dục đang công tác ở vùng sâu, vùng xa. Nếu cán bộ, công nhân, viên chức và lao động được hưởng phụ cấp này thì tính từ thời gian nào? Cơ quan nào chi trả?



Bộ Giỏo dục và Đào tạo xin được trả lời như sau:

1. Điểm c, khoản 1, mục I, Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/03/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định các đối tượng sau đây được hưởng phụ cấp thu hút:

- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) hưởng lương theo ngạch, bậc quy định của Nhà nước thuộc biên chế trả lương ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) không thuộc biên chế nhà nước hoặc đang trong thời gian thử việc hay hợp đồng hưởng lương từ nguồn thu hợp pháp không thuộc ngân sách nhà nước hiện đang công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Cán bộ quản lý giáo dục quy định tại điểm a và b nêu trên, bao gồm:

+ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các trung tâm, cơ sở giáo dục và đào tạo;

+ Các nhà giáo (bao gồm cả những người đã là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các trung tâm, cơ sở giáo dục và đào tạo) được phân công làm việc tại các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ sở giáo dục và đào tạo hoặc công tác tại các phòng giáo dục và đào tạo mà cơ quan phòng giáo dục và đào tạo đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Phụ cấp thu hút được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo; ngày đăng Công báo của Nghị định này là ngày 28 tháng 6 năm 2006).

3. Theo quy định của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chi trả phụ cấp này.

IV. Ý kiến của công dân Nguyễn Duy Kiên, email: freetimedk@gmail.com.vn, tại Công văn số 623/WEBCP-BĐĐN ngày 15/8/2007 hỏi về việc trợ cấp về học phí học tập cho học sinh, sinh viên là đối tượng thuộc chương trình 135?

Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến như sau:

Về chế độ miễn giảm học phí hiện nay thực hiện theo các quy định tại các Quyết định: Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, tại điều 3 quy định “Khung học phí áp dụng cho hệ chính quy tập trung ở cơ sở giáo dục - đào tạo công lập”. Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, tại mục 3 điều 2 quy định “ các cháu học sinh trong vùng các xã đặc biệt khó khăn đến trường học được cấp sách giáo khoa, văn phòng phẩm và miễn học phí”. Do thông tin công dân cung cấp không rõ loại hình đào tạo nên Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thể trả lời cụ thể đối với trường hợp này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin trân trọng báo cáo để Website Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng và đăng phát, trả lời công dân./.




Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Phú Thủ tướng, Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, TH.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC





Bành Tiến Long
85 2093/BGDĐT-GDTrH 13/03/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có công văn số 1678/BGDĐT-VP ngày 04/3/2008 hướng dẫn các Sở GD&ĐT tổ chức đánh giá chương trình, sách giáo khoa phổ thông.

Để đạt mục tiêu đề ra, Bộ GD&ĐT hướng dẫn cụ thể về việc quán triệt mục đích yêu cầu, phạm vi đánh giá và nội dung, quy trình đánh giá chương trình, sách giáo khoa (CT-SGK) phổ thông như sau:

I. VỀ QUÁN TRIỆT MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ PHẠM VI ĐÁNH GIÁ

1. Mục đích đánh giá:

a) Đối chiếu với quy định tại Điều 29 của Luật Giáo dục năm 2005 về Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa để đánh giá những ưu điểm và hạn chế của CT-SGK phổ thông;

b) Từ kết quả đánh giá, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét để tiếp tục hoàn thiện CT-SGK nhằm thực hiện có hiệu quả Mục tiêu của giáo dục phổ thông đã được quy định tại Điều 27 của Luật Giáo dục năm 2005.

2. Yêu cầu đánh giá:

a) Việc đánh giá phải khách quan, khoa học, chính xác trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc toàn diện nội dung CT-SGK và từ thực tiễn giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh các vùng miền khác nhau trong cả nước trong thời gian qua.

Việc đánh giá phải đặt trong bối cảnh của cả nước và cả quá trình thực hiện CT-SGK, mỗi bộ CT-SGK phổ thông ban hành sẽ áp dụng trong nhiều năm, khi đánh giá có tính đến đặc điểm của giai đoạn ban đầu trong quá trình thực hiện CT-SGK.

b) Ý kiến đánh giá phải toàn diện, cụ thể, tránh chỉ đưa ra những nhận định ưu khuyết điểm, khen chê chung chung, khó tiếp thu để hoàn thiện CT-SGK.

3. Phạm vi đánh giá:

Thực hiện đánh giá Chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 1 đến lớp 11 ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đồng thời đánh giá SGK từ lớp 1 đến lớp 11 và CT-SGK thí điểm phân ban lớp 12 (đối với các trường THPT có thực hiện thí điểm phân ban).

II. VỀ LẬP KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CỦA SỞ GD&ĐT

Các Sở GD&ĐT lập Kế hoạch tổ chức đánh giá CT-SGK phổ thông để chỉ đạo đến các trường THPT và các Phòng GD&ĐT với các nội dung chính sau đây:

1. Về mục đích, yêu cầu và phạm vi đánh giá.

2. Kế hoạch tổ chức thực hiện của Sở (loại công việc, thời gian tổ chức hội thảo cấp Phòng GD&ĐT, cấp Sở GD&ĐT, ngày nộp báo cáo lên cấp trên):

a) Hoạt động đánh giá CT-SGK của các trường THCS và THPT:

- Họp các tổ chuyên môn: Lấy ý kiến của tất cả giáo viên đối với CT-SGK từng môn của các lớp trong cả cấp học, tổng hợp báo cáo với nhà trường;

- Lấy ý kiến của học sinh, cha mẹ học sinh (nếu được Sở GD&ĐT hoặc Phòng GD&ĐT phân công);

- Dự thảo Báo cáo đánh giá CT-SGK phổ thông của nhà trường (theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Công văn số 1678/BGDĐT-VP nói trên);

- Tổ chức Hội thảo cấp trường (thành phần tham dự gồm: Ban Giám hiệu, lãnh đạo các bộ phận công tác, toàn thể hoặc đại diện giáo viên trực tiếp giảng dạy và nhân viên phụ trách thí nghiệm, thực hành): Lấy ý kiến góp ý với Dự thảo báo cáo đánh giá CT-SGK của nhà trường.

b) Công tác đánh giá của Phòng và Sở GD&ĐT: Thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục nói trên; các Phòng lập Kế hoạch và báo cáo với Sở (Kế hoạch cần ghi rõ thời gian tiến hành Hội thảo cấp Phòng GD&ĐT và cấp Sở GD&ĐT).

Lưu ý:

(i) Việc thực hiện đánh giá CT-SGK cấp Tiểu học thực hiện như hướng dẫn tại Phụ lục nói trên.

(ii) Khi góp ý các vấn đề liên quan đến việc thực hiện CT-SGK (Sách bài tập; Tài liệu tự chọn; Kế hoạch giáo dục các cấp học; Phân phối chương trình; tổ chức phân ban; thiết bị dạy học; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; kiểm tra, đánh giá, thi cử...) cần ghi thành mục riêng để tiện cho việc tổng hợp.

(iii) Nội dung ý kiến đánh giá CT-SGK khi đưa vào văn bản cần ghi rõ: ưu điểm; hạn chế và đề xuất để hoàn thiện CT, chỉnh lý SGK như đã hướng dẫn tại Phụ lục nói trên. Ý kiến đánh giá CT-SGK cần diễn đạt rõ:

- Phần nào cần bổ sung, lý do?

- Phần nào cần điều chỉnh (nội dung, hình thức trình bày), lý do?

- Phần nào cần cắt bỏ, lý do?

- Phần nào không cần thay đổi nhưng cần quy định điều kiện tổ chức thực hiện cho có hiệu quả (chia nhỏ lớp, bổ sung thiết bị dạy học, vẫn để trong CT-SGK nhưng tạm thời chưa đưa vào kế hoạch giáo dục), lý do?

Khi góp ý phải nói rõ đề cập đến phần nào của CT-SGK (phần nào của văn bản CT giáo dục phổ thông; SGK môn nào, tập nào, chương trình chuẩn hay nâng cao, lớp nào, năm xuất bản, chương, bài, trang, dòng nào).

III. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Đánh giá CT-SGK phổ thông là một công tác quan trọng để tiếp tục hoàn thiện CT-SGK nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của giáo dục phổ thông đã được Luật Giáo dục quy định. Việc tổ chức thực hiện đánh giá CT-SGK cần được chỉ đạo nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ từ các cơ quan quản lý giáo dục đến các trường học; tránh làm qua loa, đại khái, khen chê chung chung thiếu căn cứ.

Nhận đ­ược công văn này, yêu cầu các Sở GD&ĐT lập Kế hoạch tổ chức thực hiện đánh giá CT-SGK và gửi về Bộ GD&ĐT (qua Vụ GDTH và Vụ GDTrH) trước ngày 20/3/2008 để Bộ GD&ĐT có thể cử các tổ công tác đến dự. Đồng thời, chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các trư­ờng phổ thông khẩn trương triển khai thực hiện Kế hoạch và báo cáo kết quả của Sở GD&ĐT về Bộ GD&ĐT trước ngày 15/4/2008 như yêu cầu tại công văn nói trên.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Nguyễn Vinh Hiển

Nơi nhận:
- Nh­ư trên;
- PTT-Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để ph/hợp);
- Vụ GDTH;
- Viện CL-CTGD;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDTrH.
86 3574/BGDĐT-VP 21/06/2010 Kính gửi: - Giám đốc các đại học, học viện, viện;
- Hiệu trưởng các trường đại học, cao đằng và trung cấp chuyên nghiệp;
- Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo.
Nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh sử dụng văn bản điện tử, ngày 31/12/2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 9138/QĐ-BGDĐT về việc “Quy định tạm thời về sử dụng văn bản điện tử để công bố văn bản quy phạm pháp luật và giao dịch văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

Qua 6 tháng thực hiện, việc sử dụng văn bản điện tử để công bố văn bản quy phạm pháp luật và giao dịch văn bản hành chính giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đại học, học viện, viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (sau đây được gọi chung là cơ sở đào tạo) và các sở giáo dục và đào tạo bước đầu đã phát huy hiệu quả, như: tiết kiệm được thời gian, chi phí in ấn và cước phí bưu điện, góp phần phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực giáo dục; chuyển tải nhanh chóng các nội dung chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành đến cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành của Bộ.

Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.
87 6154/BGDĐT-GDMN 26/09/2010 Thực hiện văn bản số 257/TB-VPCP ngày 21/9/2010 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp triển khai Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND các tỉnh, thành phố như sau :

1- Thực hiện điều tra, khảo sát, xác định số lượng trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn và các nhu cầu về giáo viên, cơ sở vật chất theo mẫu của các Vụ, Cục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành đến tháng 9/2010.

2- Xây dựng kế hoạch (đề án) Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi trên địa bàn tỉnh, thành phố, bao gồm :

I/ Mục tiêu
II/ Nhiệm vụ và giải pháp chính

III/ Kinh phí
IV/ Tổ chức thực hiện
1. Công tác chuẩn bị
2. Nhiệm vụ triển khai giai đoạn 2010-2015

2.1. Nhiệm vụ triển khai giai đoạn 2010-2012

2.2. Nhiệm vụ triển khai giai đoạn 2013-2015.

Trong mỗi giai đoạn đều nêu lên :

Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.
88 588/KH-BGDĐT 27/09/2010 Căn cứ Quyết định số 472/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo giáo viên Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho các trường THPT, TCCN và trung cấp nghề;

Sau khi thống nhất với các bộ, ngành, các cơ sở đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đào tạo giáo viên Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho các trường THPT, TCCN và trung cấp nghề như sau: (Có phụ lục đính kèm)

1. Mục đích
- Làm căn cứ để các bộ ngành, các đơn vị phối hợp triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Đề án;

- Phân công nhiệm vụ, nêu các yêu cầu cơ bản và thời gian cho các bộ, ngành, các đơn vị triển khai thực hiện Quyết định số 472/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2010 đến năm 2016.

2. Các nội dung chính
a) Xây dựng và ban hành Chương trình khung, Chương trình chi tiết và giáo trình đào tạo giáo viên giáo dục GDQP-AN trong các trường THPT, TCCN và trung cấp nghề.

b) Xác định chỉ tiêu cử giáo viên đi học, tuyển sinh các loại hình đào tạo giáo viên GDQP-AN từ năm 2010 - 2016 của các địa phương, các cơ sở đào tạo.

Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.
89 7500/BGDĐT-GDĐH 14/10/2010 Kính gửi: - Giám đốc các đại học; học viện;
- Hiệu trưởng các trường đại học.

Liên quan đến yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với sinh viên Lào và Campuchia đang theo học các chương trình đào tạo ở trình độ đại học giảng dạy bằng tiếng Việt tại các đại học, học viện, trường đại học (sau đây gọi chung là trường) của Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường như sau:

1. Không bắt buộc áp dụng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đầu ra đối với sinh viên Lào và Campuchia.

2. Xem xét việc giảng dạy tiếng Việt thay thế cho các ngoại ngữ khác trong chương trình đào tạo để hỗ trợ sinh viên Lào và Campuchia đáp ứng nhu cầu học tập tuỳ theo năng lực tiếng Việt của từng cá nhân và điều kiện cụ thể của từng trường.

3. Khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên Lào và Campuchia khi các em có nhu cầu học các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt.

Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.
90 129/KH-BGDĐT 06/02/2013 Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/03/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ các nhiệm vụ giao cho ngành Giáo dục thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1555/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/10/2012;

Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch hành động vì trẻ em giai đoạn 2013 - 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện nhằm thực hiện tốt hơn quyền của trẻ em, đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020 có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10%.

- Nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học.

Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.
91 2297/BGDĐT-ĐTVNN 07/04/2013 Kính gửi:

- Các cơ sở giáo dục đại học;
- Các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp.

Thực hiện Chương trình công tác năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến tổ chức Hội nghị về công tác quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam vào tháng 5/2013. Tại Hội nghị ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có báo cáo tổng kết, đánh giá về tình hình lưu học sinh nước ngoài học tại các cơ sở giáo dục Việt Nam, lấy ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung Quy chế công tác người nước ngoài học tập tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 33/1999/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Để Hội nghị đạt hiệu quả cao nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Quý trường phối hợp chuẩn bị báo cáo tình hình tiếp nhận, đào tạo lưu học sinh nước ngoài, tập trung vào một số nội dung sau:

Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.
92 2403/BGDĐT-HTQT 11/04/2013 Thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11/1/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 6/1/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi là các trường) triển khai một số nhiệm vụ sau:

Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.
93 2435/BGDĐT-GDĐH 11/04/2013 Thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11/1/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 6/1/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi là các trường) triển khai một số nhiệm vụ sau:

Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.
94 2822/BGDĐT-GDMN 02/05/2013 Kính gửi: Các sở Giáo dục và Đào tạo

Để thống nhất việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi (PCGDMN TENT), đảm bảo trung thực, khách quan và phù hợp với chủ trương đổi mới quản lý ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả và hồ sơ PCGDMN TENT như sau:

A. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA

1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là đơn vị cấp xã) tự kiểm tra kết quả thực hiện các mục tiêu PCGDMNTNT của đơn vị;

2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là đơn vị cấp huyện) kiểm tra 100% số đơn vị cấp xã;

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là đơn vị cấp tỉnh) kiểm tra 100% số đơn vị cấp huyện; tại mỗi huyện, kiểm tra hồ sơ của 100% số đơn vị cấp xã; kiểm tra thực tế ít nhất 2/3 số đơn vị cấp xã;

4. Bộ GDĐT kiểm tra đơn vị cấp tỉnh theo nguyên tắc “kiểm tra xác suất”, cụ thể như sau:

Kiểm tra hồ sơ của tất cả các đơn vị cấp huyện; kiểm tra thực tế ít nhất 2/3 số đơn vị cấp huyện (đảm bảo có huyện vùng thuận lợi, vùng khó khăn); tại mỗi huyện kiểm tra ngẫu nhiên ít nhất 2 – 3 đơn vị cấp xã nhằm thẩm định tính xác thực các nhận định, số liệu trong báo cáo, đối chiếu các tiêu chuẩn PCGDMN TENT theo quy định tại Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT .

B. QUY TRÌNH KIỂM TRA

Căn cứ vào tiêu chuẩn PCGDMN TENT, việc kiểm tra, công nhận đơn vị đạt chuẩn PCGDMN TENT thực hiện theo trình tự sau:

Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.
95 430/KTKĐCLGD-KĐPT 03/05/2013 Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo

Để triển khai kiểm định chất lượng giáo dục trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là trung tâm) được thuận lợi và đúng quy định, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xác định yêu cầu các chỉ số và gợi ý tìm minh chứng cho các chỉ số trong từng tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể như sau:

Phần I

HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Trong kiểm định chất lượng giáo dục, minh chứng là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng, đĩa hình, hiện vật đã và đang có của cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu của các chỉ số trong từng tiêu chí. Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các phân tích, giải thích từ đó đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.

2. Minh chứng được thu thập từ các nguồn: Hồ sơ lưu trữ của cơ sở giáo dục, các cơ quan có liên quan, khảo sát, điều tra, phỏng vấn và quan sát các hoạt động giáo dục của trung tâm. Minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác.

3. Minh chứng đã thu thập cần được xử lý, phân tích trước khi dùng làm căn cứ hoặc minh hoạ cho các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá. Cần lựa chọn và sắp xếp minh chứng phù hợp với yêu cầu của từng chỉ số. Minh chứng phù hợp được sử dụng trong mục mô tả hiện trạng của báo cáo tự đánh giá.

Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.
96 2872/BGDĐT-KHTC 03/05/2013 Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/2012/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, trong đó Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo sơ kết 3 năm (2011-2013) thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia báo cáo Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII và căn cứ công văn số 1846/BKHĐT-TCTT ngày 25/3/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn sơ kết 3 năm (2011-2013) thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 2340/BGDĐT-KHTC ngày 09/4/2013 về báo cáo sơ kết 3 năm (2011-2013) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, thời hạn báo cáo trước ngày 15/04/2013. Đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa nhận được báo cáo của một số tỉnh, thành phố (có danh sách các tỉnh kèm theo).

Đề nghị Quý Ủy ban chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện báo cáo sơ kết 3 năm (2011-2013) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo theo yêu cầu tại công văn số 2340/BGDĐT-KHTC ngày 09/4/2013, gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Kế hoạch - Tài chính) trước ngày 09/5/2013. Sau thời hạn này, nếu không nhận được báo cáo của Quý Ủy ban, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.
97 2903/BGDĐT-NGCBQLGD 05/05/2013 Kính gửi: - Các đại học, học viện;
- Các trường đại học, cao đẳng công lập.

Thực hiện Luật Viên chức, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, triển khai chương trình công tác năm 2013 về việc xây dựng bộ tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học viết báo cáo về các nội dung sau đây:

1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu (trình độ đào tạo, ngạch/chức danh nhà giáo, giới, tuổi…), chất lượng đội ngũ viên chức (giảng viên, chuyên viên, nhân viên…).

2. Hệ thống ngạch công chức/viên chức hiện hành áp dụng đối với đội ngũ: hệ thống ngạch, tên ngạch (kèm theo mã số ngạch), hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ và những vấn đề bất hợp lý.

3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp: chương trình, hình thức, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch đối với đội ngũ giảng viên, chuyên viên, nhân viên....

4. Định hướng, chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên, chuyên viên, nhân viên…

5. Sự cần thiết xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn, đề xuất danh mục, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức ngành giáo dục và đào tạo.

6. Các vấn đề khác có liên quan.

Báo cáo bằng văn bản gửi trước ngày 20 tháng 5 năm 2013 về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, nhà 8C, 30 - Tạ Quang Bửu, Hà Nội); File mềm gửi qua địa chỉ E-mail: nthoa@moet.edu.vn. Mọi thông tin cần thiết có thể liên hệ qua E-mail trên hoặc điện thoại: 0436 230 604 và 0983 847 358./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Bùi Văn Ga (để b/c);
- Lưu: VT, NGCBQLGD.

TL. BỘ TRƯỞNG

CỤC TRƯỞNG CỤC NHÀ GIÁO

VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC





Hoàng Đức Minh
98 2906/BGDĐT-NGCBQLGD 05/05/2013 Kính gửi: Các cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp công lập

Thực hiện Luật Viên chức, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, triển khai chương trình công tác năm 2013 về việc xây dựng bộ tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp báo cáo các nội dung sau đây:

1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu (trình độ đào tạo, ngạch/chức danh nhà giáo, giới, tuổi,…), chất lượng đội ngũ viên chức (giáo viên, chuyên viên, nhân viên…).

2. Hệ thống ngạch công chức/viên chức hiện hành áp dụng đối với đội ngũ: hệ thống ngạch, tên ngạch (kèm theo mã số ngạch), hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ và những vấn đề bất hợp lý.

3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp: chương trình, hình thức, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch đối với đội ngũ giáo viên, chuyên viên, nhân viên....

4. Định hướng, chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên, chuyên viên, nhân viên…

5. Sự cần thiết xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn, đề xuất danh mục, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức ngành giáo dục và đào tạo.

6. Các vấn đề khác có liên quan.

Báo cáo bằng văn bản gửi trước ngày 20 tháng 5 năm 2013 về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, nhà 8C, 30 - Tạ Quang Bửu, Hà Nội); File mềm gửi qua địa chỉ E-mail: pnthuy@moet.gov.vn. Mọi thông tin cần thiết có thể liên hệ qua E-mail trên hoặc điện thoại: 0436 230 604 và 0913 522 881./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Bùi Văn Ga (để b/c);
- Lưu: VT, NGCBQLGD.

TL. BỘ TRƯỞNG

CỤC TRƯỞNG CỤC NHÀ GIÁO

VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC





Hoàng Đức Minh
99 2885/BGDĐT-CTHSSV 05/05/2013 Để đánh giá hiệu quả qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23/12/2008 về việc "Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên" và Quyết định số 60/2008/QĐ-BGDĐ ngày 5/11/2008 “Quy định Tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đối với công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên hiện nay; Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tổ chức sơ kết và báo cáo việc thực hiện Chỉ thị 71/2008 và Quyết định 60/2008 với các nội dung như sau:

1. Công tác tổ chức thực hiện đối với hai văn bản nêu trên:

- Các Sở giáo dục và đào tạo tổ chức triển khai, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường trong việc thực hiện Chỉ thị 71/2008 và Quyết định 60/2008 thuộc phạm vi quản lý; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ban, ngành, tổ chức đoàn thể triển khai Chỉ thị 71/2008 và Quyết định 60/2008.

- Các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 71/2008 và Quyết định 60/2008 hàng năm như thế nào.

Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.
100 462KTKD.doc 08/05/2013 Căn cứ Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐCLGD) hướng dẫn tự đánh giá trường ĐH, CĐ và TCCN từ năm 2013 như sau:

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Khái niệm về tự đánh giá

Tự đánh giá là quá trình nhà trường tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất, cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

2. Ý nghĩa và mục đích tự đánh giá

a) Là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng bên trong nhà trường.

b) Giúp nhà trường tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của mình, lập và triển khai các kế hoạch hành động cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo theo hướng cao hơn.

c) Là điều kiện cần thiết để nhà trường đăng ký đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng với một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây