Hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến

https://thithutructuyen.com


5 phương pháp đánh giá nhân viên phổ biến nhất của các nhà quản lý

Đánh giá nhân viên là một hoạt động được diễn ra thường xuyên và có vai trò quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. Vậy để đánh giá nhân viên thì các nhà quản lý doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp nào? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của AZtest để hiểu rõ nhé!
5 phương pháp đánh giá nhân viên phổ biến nhất của các nhà quản lý

5 phương pháp đánh giá nhân viên phổ biến nhất của các nhà quản lý

Đánh giá nhân viên là gì? 

Đánh giá nhân viên là việc làm thường xuyên và có vai trò quan trọng cho các nhà quản trị hay phòng nhân sự. Đây là cơ sở để có thể giám sát, kiểm tra nhân viên về nhiều mặt: Hiệu quả công việc, thái độ làm việc, kỹ năng công việc,… Để từ đó biết được chính xác năng lực của nhân viên và đề ra định hướng phát triển hoặc khen thưởng và xử phạt phù hợp.

Tại sao cần đánh giá nhân viên?

Việc đánh giá nhân viên một cách khách quan, minh bạch, đúng người,... sẽ khuyến khích những nhân viên làm việc tốt duy trì, phấn đấu để tốt hơn nữa. Những nhân viên làm việc chưa tốt sẽ cố gắng để đạt kết quả tốt hơn trong tương lai. Nếu làm được như vậy thì doanh nghiệp sẽ xây dựng một đội ngũ nhân viên giỏi cả về chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức. Họ sẽ là lực lượng góp phần đưa doanh nghiệp đi lên, cạnh tranh với đối thủ. 

5 phương pháp đánh giá nhân viên phổ biến nhất của các nhà quản lý

Qua quá trình tìm hiểu, AZtest đã tổng hợp được một số phương pháp mà các doanh nghiệp thường áp dụng để đánh giá nhân viên, chi tiết các phương pháp như sau:

5 phương pháp đánh giá nhân viên

 

1. Phương pháp đánh giá theo thang điểm năng lực

Có thể nói đây là phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất. Với phương pháp này, mỗi nhân viên sẽ được đánh giá theo từng thang điểm theo từng vị trí khác nhau. Cách làm này cho phép nhà quản lý so sánh được giữa các nhân viên với nhau, đồng thời sẽ làm rõ những năng lực cần phát huy/cải thiện.

2. Phương pháp theo dõi công việc của nhân viên

Với phương pháp này, nhà quản trị sẽ theo dõi và ghi chú lại các hành vi (cả tích cực lẫn tiêu cực) và công việc của nhân viên trong một thời gian nhất định. Những ghi chú này sẽ được tổng hợp lại và đưa vào báo cáo nghiệm thu cuối cùng.

Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao nếu được triển khai để theo dõi sự tiến bộ của nhân viên theo thời gian. Để biết được quá trình làm việc của nhân viên có hiệu quả hay không thì người quản trị thường đánh giá theo phương pháp này. Đồng thời, người quản trị cũng có thể có những góp ý kịp thời với nhân viên nếu phát hiện có nhiều biểu hiện tiêu cực liên tục.

3. Phương pháp đánh giá khách quan

Phương pháp này có nghĩa là mọi nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được đánh giá dựa trên những phản hồi của tất cả mọi người, bao gồm người quản lý trực tiếp, đồng nghiệp hay các nhân sự từ các phòng ban khác mà nhân viên thường làm việc cùng. Việc đánh giá sẽ được thực hiện thông qua bảng hỏi với các câu hỏi liên quan đến năng lực chuyên môn, thái độ và sự phù hợp trong công việc. Phương pháp này sẽ đem lại sự đánh giá khách quan bởi kết quả là những cái nhìn thực tế tại doanh nghiệp.

4. Phương pháp tự đánh giá

Bên cạnh việc để người khác đánh giá về mình thì doanh nghiệp cũng có thể áp dụng phương pháp tự đánh giá, để tự bản thân nhân viên đó đánh giá về bản thân họ. Trong phần lớn các trường hợp, nhân viên không nhận thức được mình cần phải cải thiện ở yếu tố nào. Chính vì thế, việc để cho họ tự nhận thức về các khuyết điểm sẽ giúp họ chủ động hoàn thiện hơn. 

Bằng việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, nhân viên sẽ tự đánh giá năng lực của chính họ và đây sẽ thể hiện mức độ tự tin về năng lực của nhân viên tới đâu.

Sau khi đánh giá xong, người quản lý và nhân viên sẽ bước vào buổi thảo luận để làm rõ hơn về những khiếm khuyết, từ đó có phương án để khai thác những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu tốt hơn. 

5. Phương pháp đánh giá bằng hình thức thi trắc nghiệm 

Đây là phương pháp “mới nổi” sau khi dịch COVID bùng phát khiến cho doanh nghiệp khó có thể tổ chức một cuộc thi chung với rất nhiều nhân viên trong doanh nghiệp.

Một trong những phần mềm hỗ trợ đánh giá năng lực ứng viên qua các bài kiểm tra một cách hiệu quả chính là AZtest. Phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến AZtest được xây dựng trên hệ thống mã nguồn mở, đem đến cho người dùng nhiều tính năng hữu ích, nhờ đó mà hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong quá trình đánh giá năng lực nhân viên của mình. 

aztest (banner doanh nghiệp)


Các tính năng nổi bật của phần mềm AZtest mang lại cho các nhà quản trị trong quá trình đánh giá qua các bài kiểm tra cho nhân viên như: Hỗ trợ tạo câu hỏi online, import câu hỏi từ Word/ Excel, trộn câu hỏi ngẫu nhiên online, chấm điểm tự động, bộ đếm ngược thời gian, sắp xếp phân loại dựa vào điểm số thi của nhân viên,... Nhờ những tính năng này của AZtest mà quá trình tổ chức đánh giá năng lực của nhân viên qua các bài thi trở nên đơn giản, dễ dàng hơn đối với doanh nghiệp.

>>> Đăng ký khởi tạo website thi trắc nghiệm tại: https://aztest.vn/saas/register/goi-trial 

Trên đây là những chia sẻ của AZtest về 05 phương pháp đánh giá nhân viên phổ biến nhất của các nhà quản lý. Nếu bạn quan tâm và muốn biết thêm thông tin về phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến cho nhân viên hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0233.777.4455 hoặc messenger: https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

>>> XEM THÊM: TOP 4 tính năng "tự động" của phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến AZtest

Nguồn tin: aztest.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây