Nhà tuyển dụng cần xem lại một lượt các hồ sơ của ứng viên tham gia tuyển dụng để phần nào đánh giá được năng lực thực tế của ứng viên. Từ đó có những quyết định về hình thức, cách thức phỏng vấn để khai thác triệt để toàn bộ những thông tin cần thiết về những ứng viên tham gia phỏng vấn.
Bên cạnh đó, việc xem lại hồ sơ ứng viên trước khi phỏng vấn nhóm cũng là một cách để nhà tuyển dụng có thể định hình được bộ câu hỏi sẽ đưa ra trong buổi phỏng vấn để phù hợp với thông tin mà các ứng viên đưa ra.
Trên cơ sở xem xét hồ sơ ứng viên, nhà tuyển dụng bắt tay vào công việc lập bảng câu hỏi để hỏi đáp trong buổi phỏng vấn. Tùy vào từng vị trí tuyển dụng hoặc đặc thù doanh nghiệp mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi phù hợp.
Trong quá trình đặt câu hỏi, nhà tuyển dụng cần đưa ra một số câu hỏi mở, nên tạo điều kiện để ứng viên có thể đưa ra những câu trả lời mang tính chia sẻ, thể hiện năng lực, tính cách của ứng viên. Phải đặc biệt tránh những câu hỏi dạng trắc nghiệm hoặc Có/Không vì nó sẽ ít mang lại hiệu quả về thông tin cần thiết trong buổi phỏng vấn.
Để buổi phỏng vấn nhóm diễn ra suôn sẻ, nhà tuyển dụng cần check lại thông tin ứng viên thật kỹ càng. Cần đảm bảo rằng nhà tuyển dụng đã gửi toàn bộ thông tin về “cuộc hẹn” đã được gửi đầy đủ cho ứng viên. Việc này không chỉ đạt được điểm cộng về sự bài bản, chuyên nghiệp mà còn tạo được sự thiện cảm đối với ứng viên.
Ngoài việc gửi thông tin cho ứng viên đầy đủ, nhà tuyển dụng cần liên lạc lại với ứng viên để xác nhận và hẹn thời gian “gặp mặt”. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng có thể liên hệ với ứng viên để hướng dẫn, chỉ dẫn đường đi,... để giúp ứng viên có thể tới địa điểm hẹn phỏng vấn đúng thời gian và dễ dàng.
Để tránh lãng phí thời gian của cả nhà tuyển dụng và ứng viên trong quá trình phỏng vấn nhóm, nhà tuyển dụng có thể tóm tắt về toàn bộ những thông tin cần thiết của doanh nghiệp về vị trí đang cần tuyển, các công việc mà ứng viên cần làm khi trúng tuyển, cơ hội và thách thức của vị trí công việc đó,... Việc này sẽ giúp ứng viên nắm được một số thông tin cơ bản về công việc để có những câu hỏi phù hợp cho nhà tuyển dụng.
Nhà tuyển dụng dù có khắt khe thì cũng đừng nên gây áp lực cho ứng viên ngay từ khi bước vào phỏng vấn nhóm. Nhà tuyển dụng nên đặt những câu hỏi đơn giản và câu hỏi mở để ứng viên có thể thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng và các ứng viên khác. Ứng viên có tự tin, có thoải mái thì mới có thể trả lời tốt các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn nhóm, nhà tuyển dụng tránh cắt lời ứng viên và đừng nên đánh giá, phán xét họ từ những ấn tượng đầu tiên. Tránh đưa ra quyết định vội vàng mà không xem xét kỹ lưỡng bởi điều này có thể khiến bạn bỏ lỡ những ứng viên tiềm năng.
Như ở phần trên đã chỉ ra, việc xem hồ sơ ứng viên và chuẩn bị bảng câu hỏi trước khi phỏng vấn nhóm là điều cần thiết để cuộc phỏng vấn diễn ra thành công. Chính vì vậy, sẽ thật là sai lầm khi nghĩ chỉ ứng viên mới cần sự chuẩn bị để có buổi phỏng vấn thành công còn nhà tuyển dụng chỉ cần đi đến dự là xong.
Nhà tuyển dụng phải đọc kỹ từng hồ sơ ứng viên để rà soát những điểm nghi vấn, đặt ra những câu hỏi phù hợp để ứng viên chứng tỏ thực lực. Tốt hơn hết, nhà tuyển dụng nên ghi mọi câu hỏi ra giấy, vì buổi phỏng vấn có rất nhiều ứng viên và không phải câu hỏi nào cũng có thể dùng được trong mọi trường hợp.
Nhà tuyển dụng cũng là bộ mặt của doanh nghiệp khi đứng trước ứng viên tuyển dụng. Chính vì vậy, nếu khả năng tương tác không tốt và không đúng trọng tâm thì rất có thể buổi phỏng vấn sẽ trở thành một buổi “giảng dạy” không nên có. Tức là, thay vì lắng nghe ứng viên trả lời thì nhà tuyển dụng lại ngắt lời và diễn giải liên hồi, không cần thiết.
Để tránh điều này thì nhà tuyển dụng nên dành nhiều thời gian lắng nghe câu trả lời của ứng viên và cũng đừng quên giao tiếp bằng mắt hay gật đầu để ứng viên cảm thấy họ được tôn trọng, được lắng nghe ý kiến.
Ai trong chúng ta đều bị cuốn theo những người có cùng suy nghĩ với mình, nhà tuyển dụng cũng vậy. Thế nhưng, bạn không nên đưa ra những quyết định quá vội vàng và đầy cảm tính về một ứng viên. Đây là quyết định mang tính chủ quan, không công bằng với những ứng viên khác. Thực chất, công ty đang cần một nhân viên phù hợp với công việc, chứ không phải một người hợp ý với bạn.
Để tránh bị cảm xúc chi phối khi phỏng vấn nhóm, nhà tuyển dụng không nên đánh giá mọi việc bằng mắt thường. Sau khi nghe kĩ phần trình bày của ứng viên,bạn hãy dành thời gian để đánh giá, suy xét về cuộc trao đổi, và hỏi thêm ý kiến của các nhà tuyển dụng khác cùng tham gia phỏng vấn để đưa ra một quyết định sáng suốt và khách quan hơn.
Việc từ chối thẳng thừng, không khéo léo sẽ làm “mất điểm” trong mắt ứng viên về nhà tuyển dụng, thậm chí là công ty của bạn. Chính vì thế, nhà tuyển dụng nên chú ý truyền đạt một cách tế nhị, chẳng hạn: Cảm ơn ứng viên đã dành thời gian tham gia phỏng vấn; Giải thích cho họ biết lý do vì sao họ không được chọn; Và hãy nói lời tạm biệt, hẹn gặp lại vào một dịp khác,...
Thông qua những tiêu chí trên, nhà tuyển dụng có thể nắm được một số điều nên làm và không nên làm để phỏng vấn nhóm, từ đó có thể lựa chọn ra những ứng viên tiềm năng nhất, phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp.
Ngoài ra, để hỗ trợ nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên một cách toàn diện nhất, bạn có thể sử dụng phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến AZtest để test trắc nghiệm, có thể test để lọc ứng viên bước vào vòng phỏng vấn và test để lựa chọn ứng viên phù hợp với công việc.
Để hiểu rõ hơn về tính ứng dụng của phần mềm này trong doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ qua số hotline 093.478.2468 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được nhân viên tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng!
>>> XEM THÊM: Các mẫu đánh giá thử việc đơn giản và hiệu quả dành cho nhà tuyển dụng
Nguồn tin: aztest.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn