Thầy Nhân thấy các giai đoạn của lịch sử nước nhà đều có trong các tác phẩm âm nhạc nên đã bỏ thời gian chọn bài hát phù hợp với nội dung bài dạy của từng khối lớp được giao. Thầy sắp xếp danh sách các bài hát sao cho đúng với thời điểm lịch sử mà kiến thức trong bài có nhắc đến. Rồi nghe lại từng bài hát để tìm ra đoạn, câu hát tạo ấn tượng nhiều nhất, sâu lắng nhất để đưa vào bài giảng.
Thầy cho biết, một trong những điều quan trọng đó là tính toán thời điểm và thời lượng khi cho học sinh lắng nghe. Có lúc dùng cả bài hát, có lúc chỉ lấy một đoạn nhưng giá trị cao trong tiếp nhận kiến thức ở học sinh. Thấy đề học sinh tự cảm nhận và rút ra bài học về tư tưởng.
Cho đến nay, thầy Nhân đã đưa âm nhạc vào giảng dạy môn Sử được 10 năm. Mỗi năm, thầy lại tự hoàn thiện, nhờ đồng nghiệp góp ý để áp dụng hiệu quả hơn. Học sinh cứ đến giờ Sử lại hay “dặn” thầy, hôm nay nhớ cho tụi em nghe nhạc, thầy ơi. Thầy đã hướng dẫn học sinh học bài có kết hợp giới thiệu tác giả, tác phẩm để các em có thể tìm nghe khi về nhà. Thầy cũng chỉ cho các em những mẹo nhỏ để nhớ thật lâu mà không nhầm lẫn các sự kiện, nhân vật lịch sử…
“Việc mang theo thiết bị như loa, máy tính và chọn bài hát cho phù hợp về thời lượng và nội dung tuy có mất công một chút nhưng là một niềm vui của thầy khi thấy các em náo nức đón nghe những bài hát truyền thống luôn có ý nghĩa với môn học của mình. Niềm vui như được nhân lên khi có học sinh chia sẻ rằng: “Em thích học Sử. Những bài hát thầy mang đến cho chúng em thật gần gũi với bài học và thật hay”. - thầy Nhân chia sẻ.
Sau mỗi giờ học Lịch Sử, cô giáo Lê Thị Thanh Huyền (Trường Tiểu học Thụy Lâm A, Đông Anh, Hà Nội) thường có một bài tập vận dụng ngắn cho học sinh dưới dạng viết. Yêu cầu cũng khá dễ dàng, chẳng hạn: Kể một câu chuyện em biết về Bác Hồ thời chống Pháp; Hãy viết một đoạn văn ngắn chừng 7- 10 câu, bày tỏ suy nghĩ của em về ngày Quốc khánh 2-9; Em thấy Trương Định là người thế nào khi ở lại cùng nhân dân chống Pháp? Tại sao em nghĩ như thế?
Học sinh viết, sau đó lớp nhận xét và bình chọn bài viết tốt, trao thưởng và đưa bài đó lên bảng tin của lớp.
Hoặc giáo viên có thể cho học sinh kể chuyện để tạo hứng thú cho các em vào đầu giờ học, cũng có thể tổ chức thi kể trong các giờ sinh hoạt tập thể theo chủ đề.
Cô Lê Thị Nhật (Trường THPT Hoằng Hóa 2, Thanh Hóa) cho biết, lồng ghép kỹ năng sống vào môn học chính khóa cho học sinh rất dễ làm. Phương pháp này làm tiết học sống động hơn, dễ tiếp thu kiến thức, bảo đảm sự liên tục và bền vững cho việc hình thành kỹ năng của học sinh.
Theo cô, để giúp học sinh có hứng thú học tập, phát hiện ra kỹ năng cần có, người giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của môn học và nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong môn học.
Tiếp theo, chọn những kỹ năng phù hợp, gần gũi với học sinh để các em có khả năng trực tiếp thực hành kỹ năng sau khi tiếp cận. Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh tự xác định các kỹ năng sống cần đạt.
Đồng thời, chuẩn bị một giáo án lồng ghép thật cẩn thận, ví dụ như nội dung kỹ năng sống trong một số bài Lịch sử trong chương trình lớp 12 được cô Lê Thị Nhật thực hiện như sau:
Tiết 16 - 17 (Bài 12): Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925 HS cần đạt được các kỹ năng:
Kỹ năng tư duy độc lập
Phát hiện vấn đề
Phân tích so sánh
Khẳng định rút ra kết luận
Kỹ năng tư duy độc lập
Kỹ năng làm việc nhóm
Xâu chuỗi các sự kiện
Rút ra ý nghĩa, liên hệ với bản thân
Kỹ năng tư duy độc lập
Liên hệ thực tế
Thể hiện sự đồng cảm, nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc
Đây là cách dạy Sử của cô giáo Lê Thị Hà - GV Trường Tiểu học thị trấn Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
Cô Lê Thị Hà chia sẻ thêm: “Một trong những kinh nghiệm bản thân tôi đã vận dụng trong quá trình dạy học phân môn Lịch sử ở lớp 5 góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng môn học là việc sử dụng các tư liệu cho môn học để minh họa cho các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài giảng trên lớp.”
Trong đó, phương pháp lồng ghép các thước phim minh họa vào bài giảng là phương pháp khá hữu hiệu. Đây là phương pháp giúp học sinh có thể hiểu rõ hơn những sự kiện, những nhân vật, những hoàn cảnh lịch sử. Chỉ cần giáo viên biết cách lấy chúng về, dùng kỹ thuật tin học cắt xén cho phù hợp là hoàn toàn có thể đem đến cho học sinh những nội dung phù hợp. Hơn thế, nếu giáo viên biết biên tập thì hoàn toàn có thể tạo ra những thước phim có thuyết minh phù hợp với nội dung của mình. Những giờ ngoại khóa hoặc sinh hoạt lớp, thưởng cho học sinh một bộ phim hoạt hình có nội dung lịch sử cũng là một cách để khơi gợi hứng thú cho học sinh.
Qua việc xem phim, nhận biết của các em về nhân vật, trang phục lịch sử và một số nội dung trong giai đoạn đó trở nên sống động hơn.
Hình thức này dễ sử dụng và đem lại hiệu quả tốt cho tiết học, nhất là các bài học lịch sử dân tộc, bài lịch sử địa phương có các sự kiện liên quan đến lễ hội.
Đặc biệt, bản thân cô Hà đã mạnh dạn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy một số tiết học dưới dạng trình chiếu và đã đem lại một số hiệu quả nhất định, lôi cuốn học sinh trong học tập.
Với những hình ảnh, tư liệu sống động, phong phú của các lễ hội sẽ góp phần làm tái hiện cho học sinh những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử bổ sung những kiến thức lịch sử đã học trên lớp một cách cụ thể hơn.
Bên cạnh đó, dựa vào đặc trưng của phân môn Lịch sử, cô Hà đã chia thành 3 nhóm giải pháp để dạy - học Lịch sử gồm:
Gắn kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử với việc dạy học phân môn Lịch sử
Gắn việc tham quan dã ngoại với việc tham quan bảo tàng, di tích lịch sử dâng hoa lên tượng anh hùng để các em cảm nhận được hồn sử
Hướng dẫn học sinh cách học ở nhà
Tham gia dự án là những học sinh khối 12, được áp dụng cho 2 lớp, mỗi lớp chia ra làm 4 nhóm thực hiện đề tài phóng sự quay clip, trình chiếu, thành viên mỗi nhóm từ 8 đến 10 em. Các nhóm sẽ đảm trách những địa điểm, di tích lịch sử cấp quốc gia ở Ngã Năm, xoay quanh nội dung như: Tìm hiểu về Căn cứ rừng tràm Mỹ Phước, Tượng đài chiến thắng chi khu Ngã Năm, Quá trình lịch sử hình thành & phát triển cũng như văn hóa lễ hội lớn ở Sóc Trăng, Chợ nổi Ngã Năm… Yêu cầu bắt buộc khi nhóm nhận nhiệm vụ thì các thành viên phải đến tận địa điểm, thu thập thông tin khách quan, chụp ảnh, quay clip. Mỗi sản phẩm báo cáo do chính học sinh chủ động, đóng vai trò dẫn chương trình, phóng viên, hướng dẫn viên tương tác với người dân địa phương cùng thực hiện. Thông qua đây đã giúp các em trau dồi các kỹ năng hỗ trợ làm việc nhóm, kỹ năng xây dựng chương trình hoạt động, tiếp thu và chia sẻ với mọi người…
Trong buổi báo cáo chính thức ở tiết học chính khóa, giáo viên bộ môn sẽ mời Phó hiệu trưởng chuyên môn, Tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên môn Địa lý, Giáo dục công dân cùng tham dự đánh giá.
Thầy Trần Minh Hiếu - Hiệu trưởng Trường THPT Ngã Năm, ghi nhận:“Cô Thiên Ân là giáo viên trẻ, nhiệt huyết, hoạt bát trong các phong trào của trường. Chất lượng học tập môn Sử của các em được cải thiện tốt qua các phương pháp nghiên cứu dạy học theo dự án, đổi mới sáng tạo dạy học bằng cách chia nhóm học tập…”. Dạy học môn Sử theo dự án của cô Thiên Ân đã gặt hái nhiều kết quả tích cực, mang lại triển vọng cho phương pháp dạy học thực tiễn. Các em học sinh trong trường nhận thấy môn học Lịch sử thật sự thú vị.
Ví dụ câu hỏi lịch sử từ câu 21 - 30 trong bộ đề thi mẫu môn Văn - Sử - Địa của Kỳ thi đánh giá năng lực 2019 - ĐHQG TP.HCM đã được AZTest tạo tại đây.
Với những chia sẻ vừa rồi của AZtest, hy vọng sẽ giúp những buổi học Lịch Sử trở nên hấp dẫn, hứng thú cho học sinh.
>>> Nguồn: https://aztest.vn/tin-tuc/thong-bao/phuong-phap-day-lich-su-thanh-cong-da-duoc-ap-dung-vao-thuc-te-158.html.
>>> Xem thêm: TOP 4 phương pháp thành công thực tế góp phần nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn