Phương pháp dạy và học tốt môn Lịch sử

Thứ hai - 11/07/2022 06:08
Trắc nghiệm môn Sử vừa dễ vừa khó. Dễ là nếu nhớ được hết, hiểu, biết phân tích, suy luận thì làm bài rất dễ. Nhưng khó là yêu cầu phải nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa, thực trạng bây giờ là các em không chịu đọc sách giáo khoa. Vậy làm thế nào để giúp học sinh học tốt môn này? Cùng tìm hiểu một vài phương pháp giúp việc học môn Sử trở nên hấp dẫn và đơn giản hơn.
Phương pháp dạy và học tốt môn Lịch sử

1. Liên kết sự kiện lịch sử với bản thân

Lịch sử là môn học cần nhớ nhiều con số, dễ làm cho học sinh thấy nhàm chán mỗi khi học. Bởi vậy, để nhớ được các mốc sự kiện, số liệu, giáo viên nên chỉ dẫn cho học sinh gắn những con số này với những điều quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày như ngày sinh nhật, ngày nhập học,...

Ngoài ra, giáo viên cũng khuyến khích học sinh nên ghi lại các sự kiện, mốc thời gian diễn ra sự kiện vào giấy ghi chú rồi dán lên những nơi dễ thấy và hay thấy như bàn học, tường nhà, cửa phòng, gian bếp. Điều này giúp học sinh dễ nhớ hơn so với việc chỉ đọc trong sách giáo khoa.

2. Xâu chuỗi các sự kiện

Nhiều sự kiện bạn nên xâu chuỗi với nhau giúp bạn nhớ 1 sự kiện là có thể nhớ sự kiện kia. Chỉ cần các bạn tìm ra cách thức liên kết 2 sự kiện ấy.

Ví như ngày 27 tháng 1 (1973) là ngày kí Hiệp định Pari, đảo lại, ngày 21 tháng 7 (1954) là ngày kí Hiệp định Giơnevơ; Ngày 2 tháng 9 (1945) Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đảo lại ngày 9 tháng 2 (1930) là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái…

3. Vẽ sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử
Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử

Đây là phương pháp hiệu quả nhất, tiết kiệm thời gian và giúp bạn nhớ lâu nhất. Giáo viên nên giúp học sinh vẽ ra những sơ đồ tư duy riêng.

Để vẽ được sơ đồ tư duy cũng không phải là điều quá khó khăn đối với học sinh. Gốc cây là đại ý của bài học, các ý nhỏ được đặt trong những cành cây lớn, ý nhỏ nữa sẽ được đặt ở những nhánh cây. Sơ đồ này giúp học sinh dễ nhớ và hình ảnh luôn được hiện ra trong đầu.

4. Xem phim tài liệu

Phìm tài liệu về chiến tranh Việt Nam
Phìm tài liệu về chiến tranh Việt Nam

Khuyến khích học sinh có thói quen xem phim tài liệu cũng là một phương pháp giúp việc nắm bắt đúng các kiến thức lịch sử trở nên dễ dàng hơn. Những chi tiết, hình ảnh sống động trên phim sẽ giúp học sinh hấp thụ kiến thức lịch sử nhẹ nhàng hơn, để lại dấu ấn trong người.

5. Tham gia các kỳ thi trắc nghiệm để hệ thống kiến thức

Hãy thường xuyên kiểm tra kiến thức lịch sử của học sinh bằng việc cho học sinh luyện thi nhiều với hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến trên website. Việc luyện thi này giúp học sinh thích nghi với nhiều dạng câu hỏi, tích lũy kinh nghiệm làm bài, biết cách chia thời gian làm bài hợp lý.

Nhưng phương pháp này có nhược điểm là các đề thi trên web tràn lan và không được quy định nên kiến thức có thể quá nhiều, không thích hợp với trình độ của học sinh, dễ khiến học sinh đi lan man.

Để giải quyết tình trạng này, giáo viên nên tự tạo hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến cho mình. Việc này giúp đảm bảo lượng kiến thức không quá tải cho học sinh.

Điền đầy đủ thông tin trong mẫu tại đây, tất cả những gì liên quan đến thiết kế và kỹ thuật sẽ được chúng tôi xử lý. Giáo viên chỉ cần chuẩn bị nội dung là có ngay hệ thống trắc nghiệm của riêng mình hoàn toàn miễn phí cho học sinh thỏa sức ôn luyện.
 

>>> Nguồn: https://aztest.vn/tin-tuc/thong-bao/huong-dan-hoc-sinh-phuong-phap-hoc-tot-mon-lich-su-13.html.

>>> Xem thêm: Đối tượng, ưu điểm và tính năng của hệ thống thi trắc nghiệm AZtest.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây