TOP 8 phương pháp giúp giờ Sinh học trở nên hấp dẫn hơn

Thứ hai - 11/07/2022 23:37
Những chia sẻ của cô Hà Thị Kim Bình - giáo viên trường THPT Phú Điền (Đồng Tháp) - là tham khảo thiết thực cho các giáo viên đang giảng dạy môn Sinh học trong trường THPT.
8 thay đổi giúp giáo viên dạy Sinh học chất lượng
8 thay đổi giúp giáo viên dạy Sinh học chất lượng

1. Cách kiểm tra bài cũ cần được thay đổi

Phần kiểm tra bài cũ thường được giáo viên yêu cầu ở đầu tiết học, việc này khiến học sinh cảm thấy áp lực, gây căng thẳng cho học sinh trong cả tiết học đó. Theo cô Hà Thị Kim Bình, giáo viên có thể lồng ghép các câu hỏi kiểm tra bài cũ khi dạy bài mới để giảm sự căng thẳng không đáng có.

Ví dụ: Khi dạy mục III bài 15. Tiêu hóa ở động vật, giáo viên có thể treo tranh phóng to về quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa của thủy tức. Sau đó yêu cầu học sinh lên bảng mô tả quá trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa của thủy tức; kiểm tra kiến thức của học sinh về quá trình tiêu hóa của động vật có túi tiêu hóa, sau đó nhận xét và cho điểm.

2. Thay đổi cách dẫn dắt vào bài mới

Nếu ngay từ đầu tiết học, giáo viên đã tạo sự hứng thú cho học sinh thì trong suốt tiết học đó, học sinh sẽ thấy hào hứng hơn với những hoạt động do giáo viên tổ chức.
Thay đổi cách đặt vấn đề vào bài mới
Thay đổi cách đặt vấn đề vào bài mới

Cho nên, phần mở bài có vai trò thiết thực đến việc dạy và kích thích sự tiếp nhận kiến thức của học sinh trong một tiết dạy.

Kinh nghiệm của cô Bình để có cách vào bài mới trở nên hấp dẫn đó là: Mở đầu bằng một câu chuyện cười; mở đầu bằng một đoạn phim hay hình ảnh; hoặc mở đầu bằng một câu chuyện li kì, hấp dẫn,...

Chú ý: Giáo viên cần để ý đến thời gian cho phần mở bài, tránh ảnh hưởng đến thời gian cho bài mới.

3. Thay đổi cách giao tiếp

Hoạt động dạy học, việc tương tác thường xuyên giữa giáo viên và học sinh là vô cùng cần thiết. Trong những điều kiện để học sinh có thể học sâu đó là cần có cảm giác thoải mái.

Khi giao tiếp với học sinh, giáo viên cần có thái độ nhẹ nhàng, vui tươi, làm cho học sinh cảm thấy được yêu thương, nhưng vẫn vần nghiêm khắc để học sinh biết được giới hạn của sự thoải mái. Quá dễ dãi hay quá nghiêm khắc cũng đều không tốt cho học sinh.

Giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên với việc dạy học, Khi cảm thấy mình được tôn trọng, học sinh sẽ thêm tự tin, sẽ đáp lại thầy cô bằng thái độ tôn trọng, yêu quý thầy cô. Điều đó giúp học sinh hứng thú hơn với bộ môn mà thầy cô giảng dạy.

4. Đổi mới phương pháp soạn bài và thiết kế các hoạt động dạy học

Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài trong sách giáo khoa, kèm theo nghiên cứu những tài liệu tham khảo khác để thấy được những mục tiêu chính là những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ hướng dẫn học sinh tìm hiểu và đạt được.

Để giúp học sinh say mê, hứng thú thì giáo viên cần chọn cách tổ chức thích hợp để giúp học sinh phát huy tối đa khả năng hiểu biết của bản thân và liên kết chặt chẽ với tập thể.

5. Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo cho các tiết dạy

Các đồ dùng và phương tiện dạy học có vai trò thiết thực, nó giúp tạo ra sự hứng thú đối với học sinh trong việc học tập.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo cho các tiết dạy
Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo cho các tiết dạy

Từ việc soạn bài, giáo viên đã phải viết ra danh sách những đồ dùng phục vụ việc giảng dạy. Qua danh sách đó, giáo viên cần kiểm tra thực tế tại các phòng đồ dùng xem đồ dùng có đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng hay không.

Trong nhiều tình huống, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị một số đồ dùng. Điều đó thúc đẩy học sinh tự mày mò tài liệu để hiểu vấn đề được giao.

Ví dụ: Khi sử dụng tranh vẽ “Thí nghiệm về hô hấp ở thực vật” (hình 12.1 SGK, trang 151, sinh 11) để khai thác phát hiện kiến thức mới, giáo viên phải hướng học sinh chỉ ra được: Vì sao nước vôi trong ống nghiệm bên phải bình chứa hạt nảy mầm bị vẩn đục? Giọt màu trong ống mao dẫn di chuyển như thế nào, vì sao lại như vậy? Vì sao nhiệt kế trong bình cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài? Từ đó, hướng học sinh đến kết luận về quá trình hô hấp ở thực vật.

6. Trong quá trình dạy học phải gắn kiến thức với thực tiễn

Lý thuyết gắn với thực tế giúp học sinh dễ kiểm chứng, liên hệ thực tế là yếu tố thúc đẩy tính tích cực của học sinh.
Trong quá trình dạy học phải gắn kiến thức với thực tiễn
Trong quá trình dạy học phải gắn kiến thức với thực tiễn
Trong dạy học, từ khâu soạn bài, giáo viên cần đặt cho mình những câu hỏi: Mỗi nội dung kiến thức có trong bài được gắn với những vấn đề nào trong cuộc sống? Làm thế nào để học sinh nhận thấy sự liên quan đó? Với bài dạy cụ thể trên lớp, giáo viên tìm cách để cho học sinh kết nối kiến thức vừa tìm hiểu với chính thực tiễn cuộc sống, nhờ đó một lần nữa khắc sâu kiến thức của bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài 32. Tập tính của động vật (tiếp theo), giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ với thực tế kể tên một số tập tính của động vật ứng dụng vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng…).

7. Kèm cặp thêm học sinh yếu kém bộ môn

Phân loại học sinh trên cơ sở bài khảo sát đầu năm và qua việc dạy học giúp giáo viên thấy được những học sinh yếu kém để kèm cặp thêm vào những thời gian thích hợp.

Cùng với giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh cần hợp tác để truy bài cho các em vào những buổi chiều hoặc ngày Chúa nhật để giúp các em nắm kiến thức trọng tâm của từng bài học cụ thể.

Thường xuyên trao đổi với phụ huynh, kết hợp với phụ huynh hướng dẫn về cách giúp con em học tập có kết quả tốt.

8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Khi công nghệ thông tin được dùng để trợ giúp thì việc truyền tải ý tưởng của giáo viên cũng đơn giản và đa dạng hơn.

Để dùng hiệu quả công nghệ thông tin trong giảng dạy, thầy cô cần đầu tư thêm thời gian để nghiên cứu, luyện tập cho thuần thục cách thiết kế bài giảng, cách khai thác ứng dụng khác.

Ngoài ra, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy để thiết kế được những hoạt động phù hợp, có kế hoạch sắp xếp và khai thác hợp lý các tranh, ảnh, băng hình,... sưu tầm theo trật tự phù hợp với nội dung từng phần.

Với những chia sẻ ở trên của AZtest, mong là sẽ giúp giáo viên có cách dạy học hay và những giờ giảng Sinh học hứng thú cho học sinh.
 

>>> Nguồn: https://aztest.vn/tin-tuc/thong-bao/8-thay-doi-giup-giao-vien-day-sinh-hoc-chat-luong-238.html.

>>> Xem thêm: Phương pháp dạy và học tốt môn Lịch sử.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây